Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_Vilnius

Quân đội Liên Xô

Binh lực

Phương diện quân Byelorussia 3 do đại tướng Ivan Danilovich Chernyakhovsky làm tư lệnh, trung tướng A. P. Pokrovsky làm tham mưu trưởng. Thành phần tham gia chién dịch gồm có:

  • Tập đoàn quân 5 do trung tướng N. I. Krylov chỉ huy, biên chế gồm có:
    • Bộ binh: Các quân đoàn 45, 65, 72 gồm 9 sư đoàn
    • Pháo binh: 1 sư đoàn hỗn hợp, 1 lữ đoàn pháo nòng dài, 1 lữ đoàn Katyusha, 1 lữ đoàn lựu pháo, 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn súng cối, 5 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn xe tăng, 5 trung đoàn pháo tự hành (trong đó có 2 trung đoàn pháo tự hành chống tăng.
  • Tập đoàn quân cận vệ 11 do thượng tướng K. N. Galitsky chỉ huy, biên thế gồm có:
    • Bộ binh: Các quân đoàn cận vệ 8, 16, 36 gồm 9 sư đoàn.
    • Pháo binh: 1 lữ đoàn pháo nòng dài, 3 trung đoàn Katyusha, 5 trung đoàn lựu pháo, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 sư đoàn và 4 trung đoàn súng cối, 2 sư đoàn và 1 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 4 lữ đoàn và 4 trung đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn cơ giới, 5 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tập đoàn quân 31 do trung tướng V. A. Gluzdovsky chỉ huy, biên chế gồm có:
    • Bộ binh: Các quân đoàn 36, 71, 113 gồm 9 sư đoàn.
    • Pháo binh: 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo nòng dài, 1 trung đoàn lựu pháo, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 2 trung đoàn súng cối, 7 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng, 3 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 do nguyên soái xe tăng P. A. Rotmistrov chỉ huy, biên chế gồm có:
    • Xe tăng: 6 lữ đoàn và 1 trung đoàn.
    • Cơ giới: 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn.
    • Pháo tự hành: 5 trung đoàn.
    • Bộ binh mô tô: 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
    • Pháo mặt đất: 2 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo chống tăng, 4 trung đoàn súng cối
    • Pháo phòng không: 4 trung đoàn
    • Không quân: 1 trung đoàn.
  • Tập đoàn quân không quân 1 do thượng tướng T. T. Khryukin chỉ huy, biên chế gồm có:
    • Máy bay tiêm kích: 8 sư đoàn.
    • Máy bay cường kích: 4 trung đoàn.
    • Máy bay ném bom: 6 sư đoàn, trong đó có 2 sư đoàn ném bom ban đêm.
  • Lực lượng dự bị trực thuộc tư lệnh Phương diện quân:
    • Kỵ binh: Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3
    • Thiết giáp: Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 và 1 trung đoàn pháo tự hành.
    • Pháo binh: 3 sư đoàn hỗn hợp, 1 sư đoàn phòng không, 1 lữ đoàn Katyusha.

Kế hoạch

Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô có ý đồ phát huy chiến quả trong giai đoạn 3 của Chiến dịch Bagration bằng đòn đánh chia cắt Cụm tập đoàn quân Bắc gồm các Tập đoàn quân 16, 18 (Đức) khỏi cụm quân Đức tại mặt trận Tây Byelorussia khi quân Đức chưa ổn định tuyến phòng thủ liên tục. Vì vậy, trên hướng Baltic, dải tiến công từ Lida đến Vilnius và Šiauliai được coi là dải tiến công có tính chiến lược. Chiếm được tuyến này, quân đội Liên Xô sẽ có được những bàn đạp thuận lợi để tiến ra bờ biển Baltic và thực hiện mục tiêu đó. Chiến dịch Vilnius - Lida của Phương diện quân Byelorussia 3 cũng như Chiến dịch Šiauliai của Phương diện quân Pribaltic 1 nhằm bước đầu cụ thể hóa ý đồ đó trên chiến trường.[10]

Tuy nhiên, nếu thực hiện ngay một chiến dịch đột kích từ phía Tây Minsk ra vùng ven biển Baltic ở Memen (Klaipeda) và Liyepaya dài trên 500 km là điều không thể. Qua hai giai đoạn tác chiến của Chiến dịch Bagration, quân số và phương tiện của các Tập đoàn quân đều có những hao hụt, chưa bổ sung kịp. Lực lượng dự bị cũng mỏng dần. Đại bản doanh chỉ còn trong tay Tập đoàn quân cận vệ 2, Tập đoàn 51 và Tập đoàn quân không quân 8 vừa hoàn thành nhiệm vụ ở mặt trận Krym làm lực lượng dự bị. Trong khi đó, quân Đức đã nhanh chóng điều từ hậu phương nước Đức và các cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina, Nam Ukraina, Nam Âu và Trung Âu những đơn vị mới để khẩn trương tái lập Cụm tập đoàn quân Trung tâm nhằm vá lỗ thủng lớn trên mặt trận phía Đông do hậu quả của Chiến dịch Bagration để lại.[11]

Từ những kết quả phân tích đó, STAVKA quyết định, trước mắt cần đưa quân đội tiến ra tuyến sông Niemen, đánh chiếm các đầu cầu rồi sau đó mới co thể tính đến chuyện cô lập Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) ở vùng ven biển Baltic. Để thực hiện ý đồ này, STAVKA điều chỉnh lại hướng tấn công của các phương diện quân Liên Xô trên hướng Tây, trong đó:[12]

Ngoài ra, trong tiến trình đánh chiếm Vilnius, quân đội Liên Xô cũng nhận được sự hỗ trợ của 5.500 quân Ba Lan do Aleksander Krzyżanowski chỉ huy, thuộc lực lượng kháng chiến Armia Krajowa.[14]

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

  • Tập đoàn quân xe tăng 3 (tái lập) do thượng tướng Georg-Hans Reinhardt chỉ huy. Sử dụng cánh phải tham gia chiến dịch, gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 9 (tái lập) do trung tướng Rolf Wuthmann chỉ huy, thu tập tàn quân của Quân đoàn 9 và các quân đoàn khác, gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh 252 của tướng Melzer
      • Cụm tác chiến Sư đoàn xe tăng 20 (phân biệt với Sư đoàn xe tăng 20 (tái lập) thuộc Tập đoàn quân 8 (Đức) ở Romania).
      • Một phần Cụm tác chiến Sư đoàn bộ binh 87
      • Cụm phòng thủ Vilnius của thiếu tướng Rainer Stahel.
    • Quân đoàn bộ binh 26 (được điều động từ Tập đoàn quân 18 ở Narva đến) do tướng Anton Graßer, biên chế gồm có:
      • Sư đoàn bộ binh 1 (được điều động từ Quân đoàn bộ binh 59, Tập đoàn quân xe tăng 1 đang đóng ở Brody, thuộc Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina đến) do trung tướng Ernst-Anton von Krosigk chỉ huy.
      • Sư đoàn bộ binh 56 (nguyên là Cụm tác chiến D ở Vitebsk, gồm tàn quân của các sư đoàn bộ binh 56 và 262) do thiếu tướng Edmund Blaurock chỉ huy.
      • Sư đoàn bộ binh 549 (được điều từ lực lượng dự bị của OKH) do thiếu tướng Karl Jank chỉ huy.
      • Sư đoàn bộ binh 390 (được điều từ lực lượng dự bị của OKH) do trung tướng Hans Bergen chỉ huy.
      • Cụm tác chiến Oberst Schirmer
      • Lữ đoàn xe tăng xung kích Von Werthern.
      • Cụm tác chiến H gồm tàn quân của các sư đoàn bộ binh 95, 197 và 256.
  • Tàn quân của Tập đoàn quân 4 và các lực lượng mới tăng cường do thượng tướng Kurt von Tippelskirch chỉ huy. Trong thành phần có:
    • Quân đoàn xe tăng 39 (tái lập) của Dietrich von Saucken, biên chế mới gồm có:
      • Sư đoàn xe tăng 5 của thiếu tướng xe tăng Karl Decker, được điều động từ lực lượng dự trữ của Tập đoàn quân xe tăng 4 đang đóng ở Kovel thuộc Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina đến.
      • Sư đoàn xe tăng 12 của thiếu tướng Gerhard Müller, được điều động từ lực lượng dự trữ của Cụm tập đoàn quân Bắc đang đóng ở Plotsk đến.
    • Cụm tác chiến Helmuth Weidling gồm tàn quân của các sư đoàn bộ binh 36, 134, 253.

Kế hoạch

Ý đồ của Tổng hành dinh Bộ tư lệnh tối cao quân đội Đức Quốc xã là tổ chức nhiều trận đánh chặn kích nhỏ để kìm hãm tốc đọ tấn công của quân đội Liên Xô nhằm có thêm thời gian điều động các lực lượng dự bị và kéo các binh đoàn ở các hướng có chiến sự bớt sôi động hơn ra vùng sông Vistula, sông Narev và sông Niemen, dựa vào các chướng ngại tự nhiên này để lập một tuyến phòng thủ mới, che chắn cho Đông Phổ và Ba Lan. Trước nguy cơ đe dọa bị đột kích vào biên giới nước Đức từ phía Đông, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã đã phải rút quân từ nhiều hướng quan trọng khác như Nam Tư, Hy Lạp, Hungary, Đan Mạch, Nauy là những hướng chưa bị uy hiếp và cả một số sư đoàn ở Áo và Tiệp Khắc để ném vào mặt trận phía Tây Byelorussia. Tuy nhiên, do Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị tan rã quá nhanh trong khi các lực lượng tăng viện chưa đến kịp, quân Đức dự tính rằng trong nửa đầu tháng 7 năm 1944, 16 sư đoàn còn lại của họ trên hướng Byelorussia sẽ phải chống lại 160 sư đoàn của quân đội Liên Xô.[15]

Để điều động một khối lượng binh lực khổng lồ đó, cần có thời gian. Vì vậy, trong giai đoạn cuối của Chiến dịch Bagration, cả hai bên đều rất khẩn trương. Nếu như quân đội Liên Xô tìm mọi cách để duy trì tốc độ tấn công thì quân đội Đức Quốc xã cũng tìm mọi cách để chặn họ lại. Để thực hiện ý đồ điều động binh lực, các trung tâm phòng ngự lâm thời trên các tuyến trì hoãn chiến được thiết lập. Tuyến đầu từ Daugapinsk qua Shvencheniskai (Svencionneliai), Molodechno, Baranovichi đến Pinsk và kéo sang Koven. Tuyến thứ hai từ Utena qua Vilnius, Lida, Vonkovysk (Vawkavysk) đến Kobrin-Brest. Tuyến thứ ba chính là tuyến sông Vistula - Narev - Niemen. Tổ chức phòng ngự cứng rắn trên tuyến sông Vistula - Narev - Niemen, quân đội Đức Quốc xã hi vọng với cự li gần hơn của tuyến mặt trận với các căn cứ không quân và hậu cần kỹ thuật ở Ba Lan, nước Đức, Đông Phổ, không quân Đức sẽ phát huy tác dụng mạnh hơn; các xe tăng và pháo bị bắn hỏng nhưng nếu còn dùng được sẽ được sửa chữa nhiều hơn; việc điều động binh lực dựa vào mạng lưới đường sắt, đường bộ rất phát triển ở Đức và Ba Lan sẽ giúp cơ động lực lượng nhanh hơn.[16]

Trên hướng Byelorussia - Litva - Latvya, Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 4 (Đức) đang được khẩn trương tái lập. Tuy nhiên, 7 trong số 11 sư đoàn xe tăng, cơ giới và 10 trong số 16 Sư đoàn bộ binh được điều động từ các hướng khác đến vẫn còn đang trên đường hành quân. Các tướng Kurt von TippelskirchGeorg-Hans Reinhardt hi vọng vào việc củng cố các tuyến trì hoãn chiến, trong đó có Lida, Vilnius và Utena sẽ chặn được đà tấn công của quân đội Liên Xô trước khi các lực lượng mới kịp đến mặt trận.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Vilnius http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944W/... http://www.ruf.rice.edu/~sarmatia/406/262choda.htm... http://books.google.lt/books?id=A4FlatJCro4C&pg=PA... http://old.kurier.lt/?r=16&a=2790 http://www.xxiamzius.lt/numeriai/2004/08/18/zvil_0... http://www.globalsecurity.org/intell/library/news/... http://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%90%D1%80%D0%BC%D0... http://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%A0%D0%B5%D0%B7%D0... http://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%A0%D0%B5%D0%B7%D0... http://dic.academic.ru/pictures/sie/vil__nyuss_ope...